Bệnh ung thư cổ tử cung có thể được phòng ngừa bằng cách tiêm vaccine
Ăn gì để phòng chống ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung: 3 dấu hiệu hay bị bỏ qua
7 loại ung thư có thể chữa khỏi dễ dàng
7 điều bạn chưa biết về virus HPV
Theo bác sỹ Lata Kini - Giám đốc phòng thí nghiệm Core Diagnostics, trả lời:
Chào bạn!
Tiêm phòng vaccine HPV giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không nên tầm soát ung thư cổ tử cung. Phụ nữ trong độ tuổi từ 21 - 65 nên tầm soát ung thư cổ tử cung vì nó giúp chẩn đoán sớm bệnh.
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh ung thư cổ tử cung là do nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục do một số chủng Papilloma Virus (HPV). Các bác sỹ ước tính có khoảng 6,6% phụ nữ bị nhiễm virus HPV tại cổ tử cung. Trong số này, có khoảng 75% những người đã quan hệ tình dục có thể bị nhiễm ít nhất 1 loại HPV. Trong đa số trường hợp, HPV không gây hại gì cho người bệnh, nhưng một số ít người thì HPV có thể là tác nhân gây ung thư cổ tử cung.
Trong một vài trường hợp, nhiễm HPV có thể kéo dài và làm cho các tế bào phát triển một cách bất thường. Nếu việc này không được phát hiện bằng xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Pap smear) ở giai đoạn sớm, một vài tế bào trong số các tế bào bất thường này có thể tiến triển thành ung thư cổ tử cung.
Với phụ nữ có chức năng miễn dịch bình thường, phải mất từ 15 đến 20 năm để tiến triển thành ung thư. Tuy nhiên với người bị nhiễm HIV hoặc suy giảm miễn dịch thì chỉ mất 5 - 10 năm để tiến triển thành ung thư. Tuy nhiên nguy cơ này có thể được giảm xuống khi tiêm phòng HPV.
Hiện nay, có 2 loại vaccine phòng HPV được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Loại thứ nhất: Vaccine Gardasil (Merck Sharp & Dohme – Mỹ) phòng tới 4 type virus HPV16, HPV18, HPV6 và HPV11 hay còn gọi là vaccine tứ giá. Loại thứ 2: Vaccine Cervarix phòng 2 type HPV16 và HPV18 hay còn gọi là vaccine nhị giá.
Các vaccine này có hiệu quả nhất khi được tiêm trước lần quan hệ tình dục đầu tiên. Tuy nhiên, dù đã tiêm chủng HPV nhưng bạn vẫn cần phải sàng lọc ung thư cổ tử cung bởi cũng giống như bất cứ loại vacine nào, vaccine phòng HPV không thể phòng bệnh 100%. Ngoài ra, các vaccine HPV không phòng chống lại được tất cả các type HPV gây ung thư.
Làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung thường xuyên vẫn là phương pháp dự phòng và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung tốt nhất.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn